Thứ Năm, 25 tháng 3, 2021

Bệnh rối loạn mỡ máu gây ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Rối loạn mỡ máu là tình trạng nồng độ lipid trong máu quá cao hoặc quá thấp. Lipid là các chất béo, bao gồm triglyceride và cholesterol.

Nhiều người thường duy trì mức lipid lành mạnh bằng cách ăn uống cân bằng và có lối sống lành mạnh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số thuốc để điều trị rối loạn mỡ máu.

1. Rối loạn mỡ máu là bệnh gì?

Chất béo cùng với protein (chất đạm) và carbohydrate (chất đường bột), là ba thành phần chính của các tế bào sống. Cholesterol và triglycerides là chất béo trong cơ thể và có vai trò cung cấp năng lượng.

Bệnh rối loạn mỡ máu là tình trạng thể hiện nồng độ chất béo trong máu quá cao hay quá thấp bao gồm:

  • Tăng nồng độ lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL – cholesterol hay cholesterol xấu);
  • Giảm nồng độ lipoprotein tỷ trọng cao (HDL – cholesterol hay cholesterol tốt);
  • Tăng nồng độ triglyceride.

Rối loạn mỡ máu thứ phát do các nguyên nhân như: đái tháo đườnghội chứng thận hưtăng urê máusuy tuyến giáp, bệnh gan, nghiện rượu...

bướu nhân tuyến giáp
Bệnh lý suy tuyến giáp có thể gây ra tình trạng rối loạn mỡ máu thứ phát ở người bệnh

2. Biểu hiện lâm sàng bệnh rối loạn mỡ máu

Hầu hết những người có cholesterol máu cao đều không có dấu hiệu gì báo trước và cách duy nhất để phát hiện ra bệnh là làm xét nghiệm máu. Tuy nhiên, một số biểu hiện lâm sàng sau có thể giúp cảnh báo bạn cần gặp bác sĩ ngay:

  • Huyết áp không ổn định

Một dấu hiệu dễ nhận biết là khi bị rối loạn mỡ máu, người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, choáng váng, ăn không tiêu, rối loạn về tiêu hóa, huyết áp không ổn định (Đối với người trưởng thành, huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg thì được gọi là huyết áp bình thường. Vì vậy khi thấy huyết áp thường xuyên thay đổi thì chúng ta cần đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị bệnh (nếu có).

  • Chân đau, tê bì và lạnh

Cholesterol trong máu tăng cao khiến mạch máu bị tắc nghẽn, máu không đưa được đến chân khiến chân bị tê bì, đau nhức, sưng tấy, các khớp ngón chân mệt mỏi. Không những thế, do thiếu máu nên chân và bàn chân cũng dễ bị lạnh hơn. Vì thế, khi thấy xuất hiện những triệu chứng này ở chân, bạn cần đi khám ngay để xác định sớm nguyên nhân có phải do rối loạn mỡ máu hay không.

  • Đau ngực

Có những người bệnh khỏe mạnh bình thường chỉ cơn đau ngực tử vong vì họ không biết rằng căn nguyên sâu xa đó là rối loạn mỡ máu. Bởi những cơn đau thắt ngực do máu nhiễm mỡ không xảy ra thường xuyên, trong thời gian ngắn, tự mất không cần điều trị.

Vì thế, nếu thấy triệu chứng này tái diễn bất cứ lúc nào, hoặc có cảm giác khó chịu vùng ngực như bị đè nặng, bóp nghẹt, đầy tức, kéo dài từ vài phút đến vài chục phút thì bạn phải gặp bác sĩ ngay.

Đau tức ngực
Triệu chứng đau ngực rất nguy với bệnh nhân bệnh rối loạn mỡ máu

  • Đột quỵ

Khi bị rối loạn mỡ máu, chỉ số triglyceride cao hơn mức an toàn, các mảng xơ vữa động mạch sẽ cản trở việc lưu thông máu lên não. Từ đó, não thiếu oxy, dẫn đến các cơn đột quỵ.

3. Bạn có nguy cơ mắc bệnh rối loạn mỡ máu không?

Nếu bạn đang gặp một trong số tình trạng sau thì nguy cơ mắc phải rối loạn mỡ máu sẽ cao hơn bình thường:

  • Bệnh nhân đái tháo đường: đường huyết cao góp phần làm tăng LDL – cholesterol và giảm HDL-cholesterol. Đường huyết cao cũng làm tổn hại niêm mạc mạch máu;
  • Gia đình có người thân bị bệnh tim mạch trước tuổi 50 tuổi ở nam hay 60 tuổi ở nữ;
  • Gia đình có bệnh sử liên quan đến mỡ trong máu;
  • Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành (ví dụ như hút thuốc lá, tăng huyết áp, béo phì);
  • Chế độ ăn uống không đủ dinh dưỡng: ăn nhiều chất béo bão hòa từ các sản phẩm động vật và chất béo trans có trong bánh quy;
  • Béo phì;
  • Chu vi vòng eo lớn: nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng lên nếu bạn là đàn ông và có chu vi vòng eo trên 102 cm hoặc phụ nữ có vòng eo ít nhất 89 cm;
  • Ít tập thể dục;
  • Hút thuốc lá gây tổn thương các thành mạch máu, gây tích tụ mỡ thành mạch.
Béo phì
TÌnh trạng béo phì gây nguy cơ mắc bệnh rối loạn mỡ máu

4. Cần làm gì để hạn chế biến chứng rối loạn mỡ máu?

Để nói không với bệnh mỡ máu, cần hạn chế ăn các chất béo bão hòa gây tăng cholesterol máu. Các chất béo bão hòa có trong các thức ăn có mỡ, sữa và các sản phẩm từ sữa, thịt mỡ, bơ, hai loại dầu thực vật là dầu dừa và dầu cọ, các loại thức ăn rán, phủ tạng động vật, thịt đỏ, các loại bánh như bích quy và ga tô...

Thay thế các thức ăn chứa nhiều chất béo không bão hòa bao gồm: dầu hướng dương, sữa đậu nành, cá, một số loại quả, củ... Các nhà khoa học đã chứng minh rằng một số ít các sản phẩm từ tự nhiên có hiệu quả làm giảm cholesterol. Theo khuyến nghị của bác sĩ, bạn hãy xem xét bổ sung các sản phẩm làm giảm cholesterol bao gồm:

  • Lúa mạch;
  • Beta-sitosterol (trong các thực phẩm bổ sung và một số bơ thực vật);
  • Blond psyllium (có trong vỏ hạt);
  • Bột yến mạch (trong bột yến mạch và yến mạch nguyên vẹn);
  • Sitostanol (có trong các thực phẩm bổ sung và một số bơ thực vật).


Cần hạn chế uống rượu, hút thuốc lá để làm giảm lượng triglycerid máu. Tập thể dục thường xuyên và giảm cân nếu bạn bị thừa cân.

Hạn chế rượu bia
Người bệnh rối loạn mỡ máu nên hạn chế sử dụng rượu bia

Ngoại trừ trường hợp rối loạn mỡ máu do khiếm khuyết di truyền, các trường hợp rối loạn mỡ máu khác đa phần đều gây ra do béo phì, ít vận động. Đặc biệt, hàng ngày, nên dành 30 phút tập thể dục, đi bộ (nên dành 150 phút đi bộ cho một tuần). Người cao tuổi, tập thể dục bằng cách đi bộ buổi chiều là tốt nhất. Ngoài ra, cần sắp xếp thời gian học tập, lao động hợp lý. Cần đảm bảo giấc ngủ tối thiểu từ 6 đến 7 tiếng/ngày. Đối với người cao tuổi không ngủ được nhiều, cũng có thể bù vào giấc ngủ trưa...

Những thói quen tốt này nếu được duy trì ngay từ lúc trẻ sẽ giúp phòng tránh được các bệnh lý như tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì khi lớn tuổi. Khi sử dụng các thuốc điều trị rối loạn mỡ máu, bạn nên tham vấn chi tiết với bác sĩ về thời gian điều trị cũng như tác dụng phụ của thuốc.